Xã Thành Tiến: Ứng dụng công nghệ Mạ Khay, Máy Cấy vào nông nghiệp

Đăng ngày 15 - 01 - 2020
100%

Cùng với thực hiện đồn điền đổi thửa, Thành Tiến đang đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là đưa công nghệ mạ khay và máy cấy vào sản xuất lúa.
 
Vụ đông xuân năm nay, xã Thành Tiến đã triển khai áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất nông nghiệp trên diện tích 20 ha. Việc ứngdụng mô hình mới này không những giúp bà con nông dân tiết kiệm lúa giống, giảm chi phí, nhân công và thời gian gieo cấy mà còn nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất.
Để thực hiện mô hình cấy máy, HTXDVNN đã cử đại diện bà con nông dân đi tập huấn  chuyển giao KHKT về làm đất, pha trộn ngâm ủ mạ, cách gieo rồng. Đây là vụ đầu tiên địa phương triển khai cấy lúa bằng máy có động cơ. Có những ưu điểm nhận thấy là mạ khay phục vụ cấy máy được gieo theo kỹ thuật mới với đất chuyên dùng (đất đồi được nghiền trộn phân bón và được bảo vệ sinh trưởng rất tốt, hơn mạ gieo cho cấy tay. Cây lúa khi cấy máy cũng không bị ảnh hưởng do không phải nhổ mạ mà được đưa khay vào máy đảm bảo hơn. Quan trọng, lúa cấy máy không phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều tiết nước khắt khe như lúa gieo thẳng vốn, lại cấy được ở cả những chân ruộng trũng hơn. 
Được biết, cấy máy giao động từ 130 – 150 nghìn đồng/sào (đã tính cả công và chi phí gieo mạ), bằng 30% công cấy bằng tay mà người dân phải thuê. Với những ưu điểm đó, công nghệ cấy lúa bằng máy sẽ được mở rộng ở toàn xã.
Bên cạnh những ưu điểm từ mô hình mạ khay, máy cấy đem lại, bà con nông dân vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: khâu làm mạ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố kỹ thuật như làm giá thể và thời tiết. Trong khi đó, kinh phí đầu tư để mua khay làm mạ vẫn ở mức cao, nên chỉ có các hợp tác xã, mới đủ năng lực đảm nhiệm được. Vì vậy, để nhân rộng mô hình này, nâng tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, địa phương rất cần những chính sách hỗ trợ kịp thời từ Nhà nước cũng như phía doanh nghiệp để cung cấp máy móc, thiết bị.
Việc ứng dụng mô hình mạ khay,máy cấy lúa bằng máy là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần tích cực vào thực hiện chủ trương cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm đồng ruộng./ 
T/h: Mai Phượng – Ngọc Thắng 

<

Tin mới nhất

Thị trấn Kim Tân tổ chức Kỳ họp thứ 5, HĐND thị trấn Kim Tân khóa I, nhiệm kỳ 2016 – 2021(09/01/2021 9:24 CH)

Xã Thạch Bình khai mạc ngày hội văn hoá thể thao(04/11/2020 9:24 SA)

Ra mắt và trao con giống cho tổ hợp tác chăn nuôi do phụ nữ làm chủ tại xã Ngọc Trạo(20/07/2020 8:32 CH)

Xã Thành Hưng: Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất có...(10/05/2020 3:09 CH)

Bà con nông dân thị trấn Vân Du; tích cực thu hoạch lúa xuân chín sớm(06/05/2020 3:07 CH)

Xã Thành Tiến: Ứng dụng công nghệ Mạ Khay, Máy Cấy vào nông nghiệp(15/01/2020 2:02 CH)

Xã Thạch Bình chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân(06/01/2020 6:10 CH)

Người dân thôn Thạch Toàn, xã Thạch Định tất bật chăm sóc hoa cho dịp Tết(03/01/2020 6:08 CH)

Xã Thạch Đồng: Tích cực chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Đông Xuân 2019 – 2020(25/12/2019 5:53 CH)

Thị trấn Kim Tân - Hiệu quả mô hình Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”(28/10/2019 3:09 CH)

Thành Hưng - Hiệu quả từ mô hình chuyển đất lúa sang cây trồng khác(22/10/2019 3:06 CH)

°